Công nghệ xử lý rác của Đa Phước như thế nào?

Quảng cáo dùng công nghệ tiên tiến của Mỹ để xử lý rác, song gần 10 năm Đa Phước chỉ chôn lấp và lấy giá cao hơn nhiều so với những nơi khác.

Giới thiệu trên website, Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) cho biết công nghệ xử lý rác  áp dụng tại bãi rác Đa Phước là “mới nhất, tiên tiến nhất” tương tự cách làm của họ tại tiểu bang California (Mỹ).

Tuy nhiên, theo Thanh tra TP HCM, hợp đồng VWS ký với Sở Tài nguyên – Môi trường ngày 28/2/2006 có nội dung công ty sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp. Song, thực tế sau gần 10 năm hoạt động, VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế mà chôn lấp toàn bộ với công suất 3.000 tấn một ngày.

Ngoài ra, thanh tra cũng kết luận rằng, VWS chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư số 2535 cấp ngày 28/12/2005 khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn mỗi ngày.

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    Đừng bỏ lỡ cơ hội! Hãy để lại thông tin để nhận tư vấn ngay hôm nay!




    Lý do khiến Đa Phước không thực hiện như hợp đồng được cho là do thành phố chưa cung cấp được chất thải đã phân loại. Về vấn đề này, Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM đã triển khai nhiều chương trình phân loại rác tại nguồn nhưng đều thất bại dù kinh phí không nhỏ. Nguyên nhân là thiếu đầu tư hệ thống phân loại một cách đồng bộ, từ thùng rác tại mỗi gia đình, phương tiện vận chuyển có ngăn riêng và các bãi rác phải phân loại, tái chế đúng yêu cầu.

    Công nghệ xử lý rác của Đa Phước
    Công nghệ xử lý rác của Đa Phước

    Trong hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắn ký kết giữa VWS và Sở Tài nguyên – Môi trường (đại diện ủy quyền của UBND TP HCM) hồi tháng 2/2006, quy định trách nhiệm của VWS sẽ trang bị cho nhà máy các thiết bị chuyên dụng mới, sử dụng công nghệ hiện đại phù hợp với môi trường làm việc của thành phố (với các thiết bị chủ yếu được sản xuất tại Mỹ, hoặc các nước khác theo công nghệ có giấy phép hoặc được công nhận của Mỹ, Canada, Nhật Bản hay EU).

    Tuy nhiên, theo một cán bộ Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM, dự án xử lý rác Đa Phước không có công nghệ nào được chuyển giao, bởi nếu được chuyển giao phải thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ chuyển giao hay góp vốn bằng bí quyết công nghệ phải được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận.

    Khu xử lý rác Đa Phước chỉ nêu công nghệ dự án đang sử dụng là công nghệ Hoa Kỳ nhưng công nghệ trên chỉ do “trung tâm công nghệ và xử lý môi trường” tư vấn nêu trong dự án khả thi mà chính đơn vị này lập. Hiện, Đa Phước chỉ xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp mà bất cứ đơn vị bãi rác nào ở TP HCM cũng thực hiện.

    Đánh giá về công nghệ của Đa Phước, các chuyên gia môi trường cho là đơn giản hơn nhiều so với các công nghệ tái chế rác thải thành phân vi sinh hoặc đốt rác chuyển hóa năng lượng. Nó có chi phí đầu tư và vận hành thấp, có thể thu hồi khí CH4 nhưng lại chiếm nhiều đất, khó kiểm soát nước rỉ rác, ô nhiễm không khí, mùi hôi khu vực chung quanh bãi chôn lấp.

    “Trong tương lai chúng ta cần hạn chế dần công nghệ chôn lấp rác thải và hướng tới công nghệ như xu thế mà các nước tiên tiến đang làm. Nếu phân loại được riêng khối lượng rác cao su cũng đem lại một nguồn thu rất lớn cho ngân sách”, ông này nói.

    Tại cuộc họp báo Chính phủ hồi cuối tháng 8, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, qua kiểm tra phát hiện Đa Phước chưa hoàn thành nhiều hạng mục liên quan đến xử lý nước thải, nước rác. Việc xử lý rác thải dưới hình thức chôn lấp đang được nhiều nước sử dụng, song công nghệ chôn lấp sẽ không triệt để và không giải quyết hoàn toàn bài toán về môi trường. Trong điều kiện đất đai không có nhiều thì giải pháp chôn lấp chỉ là trước mắt.

    Quá trình xử lý rác còn liên quan đến quy trình nhận rác, việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý mùi và áp dụng công nghệ sinh học hợp lý. Một việc chính nữa là thu được khí phân hủy từ rác và nước phân hủy để xử lý. Hiện, Bộ đã giao Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM kiểm tra và tiếp tục đề xuất”, ông Hà nói.

    Bãi rác Đa Phước là một trong 3 “nghi phạm” được Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM chỉ ra là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian gần đây. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.

    Ngoài việc có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng, Đa Phước còn bị cho là khiến TP HCM ‘mất’ 3 triệu USD mỗi năm vì giá xử lý rác quá cao. Bất cập này một lần nữa được nhắc đến hồi tháng 8 khi Thường vụ Thành ủy và UBND TP HCM yêu cầu các đơn vị liên quan xem xét lại (giá khởi đầu 16,4 USD/tấn) đã bao hàm cả chi phí sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ so với thực tế khối lượng rác đang chôn lấp.

    Bạn thấy bài viết này hay chứ?

    Hãy để lại đánh giá 5 sao để kích lệ chúng tôi

    Average rating 3 / 5. Vote count: 2

    No votes so far! Be the first to rate this post.

    Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

    Theo dõi Kỹ Nghệ Xanh Việt Nam trên các mạng xã hội khác

    Gọi Ngay
    Chat
    Nhắn qua Zalo