Công thức làm trà hoa cúc thảo dược bằng công nghệ sấy lạnh

Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong ngành y học cổ truyền để bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Khi pha trà, nước trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng và hương vị ấm áp, dễ chịu.

Chúng ta cùng tìm hiểu về sơ lược đặc tính thần kỳ của trà hoa cúc nhé

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.

Hoa cúc làm trà
Hoa cúc làm trà

Trà hoa cúc cũng được xem là một loại thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà phong phú của người Việt Nam.
Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisabolol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong hoa cúc chứa apigenin – một chất có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư.

BẠN MUỐN TƯ VẤN ? HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI NGAY

Đăng ký tư vấn




    Hoa cúc tươi được chọn để chế biến trà hoa cúc
    Hoa cúc tươi được chọn để chế biến trà hoa cúc

    Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất trà hoa cúc với các loại công nghệ chế biến khác nhau. Phạm vi bài viết này xin được giới thiệu công nghệ chế biến trà hoa cúc bằng phương pháp sấy lạnh, là phương pháp giữ được giá trị dinh dưỡng cao với giá thành hợp lý.

    Công thức sấy lạnh trà hoa cúc

    Bước 1: Chọn hoa
    Chọn những bông cúc vàng đảm bảo độ tươi, sạch nhất định. Những bông hoa vừa nở hoặc đang hé nụ là lựa chọn lý tưởng để chế biến trà.

    Bước 2: Sơ chế
    Tiến hành cắt cuống hoa, chỉ giữ lại bông. Tiếp theo, đem ngâm hoa trong nước để chúng loại sạch hết bụi bẩn, bùn đất bám trên cánh hoa.
    Lưu ý không nên rửa hoa bằng vòi nước bởi điều này có thể khiến cánh hoa bị dập nát.

    Bước 3: Sấy hoa cúc bằng máy sấy lạnh
    Xếp hoa vào khay sấy, lưu ý xếp hoa vừa kín một lớp để việc sấy đạt hiệu quả tốt hơn.

    Hoa cúc sấy lạnh
    Hoa cúc sấy lạnh

    Điều chỉnh nhiệt độ, thời gian sấy và độ ẩm thích hợp. Thông thường, trà hoa cúc sấy lạnh ở nhiệt độ không quá 35oC.
    Quá trình tách ẩm được diễn ra tuần hoàn, luồng nhiệt sẽ sấy liên tục trong chu trình khép kín. Nhờ đó, hoa cúc vẫn đảm bảo được màu sắc và hương vị, đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng không hề bị mất đi.

    Bước 4: Bảo quản trà hoa cúc
    Đựng hoa cúc sấy lạnh trong lọ thủy tinh có đậy nắp kín là cách bảo quản tốt nhất. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các túi hút chân không hoặc lọ nhựa để bảo quản trà. Tuy nhiên, thời gian sử dụng chỉ giới hạn trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Để bông cúc sấy không bị ẩm mốc, có thể bỏ thêm túi chống ẩm và đặt túi đựng hoa cúc khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

    Trà hoa cúc sấy lạnh có màu vàng tươi, bông hoa gần như được giữ nguyên vẹn sau khi sấy. Khi pha, cúc sẽ nở to và có hình thái như bông hoa tươi. Nước trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng, mang lại cho người thưởng trà cảm giác thanh khiết, dễ chịu, thư thái vô cùng.

    Quý khách cần tư vấn thêm thông tin về công thức sấy trà hoa cúc cũng như máy sấy lạnh SunSay vui lòng liên hệ Hotline 094.110.8888 hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.

    Bạn thấy bài viết này hay chứ?

    Hãy để lại đánh giá 5 sao để kích lệ chúng tôi

    Average rating 5 / 5. Vote count: 2

    No votes so far! Be the first to rate this post.

    Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

    Theo dõi Kỹ Nghệ Xanh Việt Nam trên các mạng xã hội khác